Nội Dung Chính
Minimalism Là Gì – Câu hỏi tưởng cũ nhưng chưa bao giờ là cũ
Trong những lần chuyển nhà bạn phải mang rất nhiều vật dụng từ nhà cũ sang nhà mới hay những màu sắc, sự hỗn loạn trong căn phòng làm cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Bạn yêu thích sự đơn giản của những gam màu trung tính hoặc đồ nội thất, thì phong cách Minimalism là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Minimalism tối giản trong từng đường nét, kiểu dáng, cả những vật dụng trang trí, nội thất trong căn nhà. Vậy Minimalism là gì? Những nguyên tắc của minimalism trong thiết kế nội thất. Hãy cùng LivingHome theo dõi bài viết này nhé!
Minimalism Là Gì?
Phong cách Minimalism còn gọi là phong cách “Tối Giản”
Phong cách Minimalism hay còn gọi là phong cách “Tối Giản” được bắt nguồn từ New York vào năm 1960. Phát triển mạnh mẽ, nổi bật trong những năm 60 và 70. Phong cách Minimalism trở thành xu hướng thiết kế hiện đại, có ảnh hưởng rất lớn trong thiết kế nội thất nói riêng và lĩnh vực thiết kế nói chung, được rất nhiều người ưa chuộng. Giảm những chi tiết không cần trong thiết kế, giữ lại những nét chính nét tinh tế nhất để sử dụng. Màu sắc chủ yếu là những gam màu trung tính, màu trầm, là những đặc trưng nhất của phong cách này.
Tối giản trong nội thất luôn có một sự mạnh mẽ, các mảng khối được sử dụng rõ ràng, tạo ra các điểm nhấn phù hợp trong thiết kế.
Phong cách tối giản có sự ảnh hưởng vô cùng rộng ở rất nhiều bộ môn nghệ thuật khác nhau như: hội họa, nhiếp ảnh, thiết kế nội thất, âm nhạc, thiết kế thời trang,….
Nhà ở Nhật Bản theo phong cách tối giản
Nhật Bản được coi là người đi đầu trong chủ nghĩa tối giản ở phương Đông. Từ kiến trúc hiện đại đến truyền thống đều được người Nhật sử dụng rất tinh tế và có chiều sâu. Kết hợp với những xu hướng hiện đại và nét văn hóa, tạo nên điều rất riêng trong kiến trúc Nhật.
Nguyên Tắc Minimalism Trong Thiết Kế Nội Thất
Mỗi phong cách đều có một nguyên tắc thiết kế riêng, Minimalism cũng có những nguyên tắc vô cũng đơn giản như sự tối giản của nó.
Nguyên Tắc 1: Giảm các vật dụng trang trí nội thất
Với những cách trang trí truyền thống là phong phú các vật dụng, nội thất trong nhà, những chi tiết phức tạp, cổ điển được áp dụng. Minimalism hoàn toàn ngược lại, nó hướng đến việc giảm những chi tiết không cần thiết, tạo ra những không gian trống hoàn hảo.
Sử dụng đồ nội thất với những đường nét đơn giản
Sử dụng những đường nét đơn giản, tinh tế kết hợp với mặt phẳng và không gian nội thất sẽ tạo được một thể thống nhất về bố cục, giúp không gian được thoáng, rộng có chiều sâu.
Tối giản vật dụng trang trí nội thất
Nguyên tắc 2: Sử dụng hạn chế màu sắc
Phòng khách với những màu sắc tối giản
Đối với phong cách Minimalism thì về màu sắc sẽ không quá ba màu trong không gian nhà: màu nền, màu chủ đạo và màu làm điểm nhấn, các màu này đa số được sử dụng là gam màu trung tính để tạo sự hài hòa trong phong cách
Các mảng tường lớn thường sử dụng xám, trắng nhằm để tạo nền cho các vật dụng nội thất khác có điểm nhấn hơn. Đây cũng là phông màu tạo tự tương phản giữa các thành phần nội thất, trang trí, nhưng lại hợp nhau đến mức hoàn hảo.
Nguyên tắc 3: Dùng ánh sáng
Nguồn ánh sáng tự nhiên từ ánh sáng mặt trời
Vì hạn chế việc sử dụng màu sắc, nên ánh sáng trong Minimalism vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp ngôi nhà sáng hơn, tự nhiên hơn mà còn có thể tôn lên những đường nét của đồ nội thất.
Dễ dàng nhất vẫn nên sử dụng ánh sáng tự nhiên từ mặt trời chiếu vào cửa sổ, các mảng tường kính, giúp các vật dụng được đổ bóng tôn lên các phần kiến trúc của ngôi nhà. Sử dụng rèm cửa có màu sắc đơn giản, ánh sáng dễ xuyên qua vừa tận dụng được ánh sáng vừa có thể bảo vệ sức khỏe của gia đình khỏi tia UV.
Ánh sáng nhân tạo cũng được sử dụng khá phổ biến ở phong cách này. Căn bếp có viền phát sáng tạo điểm nhấn rất tốt, hay những chiếc đèn nhỏ được gắn trên mảng tường rộng.
Trong một vài trường hợp vẫn có thể phối hợp thêm ánh sáng của những chiếc đèn đơn giản
Nguyên tắc 4: Chất Liệu
Chất liệu được sử dụng là gạch, kính, kim loại, vải,…
Vật liệu của phong cách Minimalism vô cùng đa dạng, tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn từng vật liệu khác nhau. Nhưng hãy chọn vật liệu có điểm nhấn, dễ dàng phối với các đồ vật khác, màu sắc của chất liệu nội thất cũng rất quan trọng.
Nguyên tắc 5: Giữ Không Gian Sạch Sẽ Và Gọn Gàng
Nhà là nơi chúng ta sinh sống, là nơi sinh hoạt của mọi người. Việc giữ gìn không gian sạch sẽ gọn gàng là rất quan trọng không chỉ ở phong cách tối giản mà còn ở mọi thiết kế khác. Trong minimalism, việc giữ gìn nhà cửa sạch sẽ làm cho sự tối giản, thoáng đãng của không gian được nâng cao.
Trên đây là bài viết về Minimalism và những nguyên tắc của phong cách tối giản trong thiết kế nội thất mà LivingHome hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về Minimalism. Ngoài ra Living Home còn có rất nhiều nội thất phòng khách, phòng ngủ, bếp với sự cổ điển hiện đại vô cùng phong phú, sang trọng. Với giá cả phải chăng, nhiều ưu đãi, giao tận nơi tới người tiêu dùng.
Theo dõi kênh Facebook Tại Đây để cập nhật thêm nhiều thông tin hay về nội thất !